Khai tử

Thông báo chính thức từ owner của blog này:

Mình chính thức tuyên bố “khai tử” blog này do không đủ thời gian để chăm lo cho nó nữa 😦 Mình dự định lập blog này ra để có thể soạn một số tài liệu và giải đáp những thắc mắc hỗ trợ các bạn high school học tập. Nhưng bây giờ mình không có nhiều thời gian, cộng thêm lâu ngày không động đến kiến thức cấp ba nên cũng rơi rụng hết rồi 😦 Mình thấy trên mạng tài liệu bây giờ rất nhiều, hầu như do các thầy biên soạn nên tính sư phạm rất cao, rất đầy đủ và dễ hiểu. Vì vậy mình nghĩ mình nên blog này nên “khai tử” được rồi 😐

Hiện tại mình có lập một blog khác, nhưng không phải để giải bài tập nữa 😀 mà chỉ là một blog cá nhân thôi. Vì vậy nếu bạn nào rảnh rỗi có thể ghé thăm “nhà mới” của mình theo địa chỉ sau : http://vncommunity.wordpress.com

Chúc mọi người học tập tốt. Năm nay nếu ai đỗ đại học thì PM mình nhé. Mình sẽ có lời chúc mừng 😉 he he

Thân mến,

Wander Man (nickname mới 🙂 )

Ứng dụng dời hình trong cực trị hình học phẳng

Hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn lớp 11 một phương pháp giải quyết một số vấn đề về cực trị hình học thông qua phép dời hình. Mình đang dạy hai đứa nhóc lớp 11, chúng bảo ở trên lớp bây giờ mới chỉ học đến phép đối xứng trục, và thông thường là một bài trong SGK  phải học hơn một tuần mới xong … 😦 hic. Mình nghĩ phương pháp học dạng này tốt nhất là học qua lý thuyết càng nhanh càng tốt, để có một cái nhìn tổng quát, rằng chúng ta có khoảng 4 hay 5 công cụ dời hình, và những công cụ này rất đơn giản nhưng ứng dụng nó lại là cả một nghệ thuật. Và vì thế, tất lẽ dĩ ngẫu, chúng ta sẽ là những nghệ sỹ 😀 . Sau đó là làm bài tập cho từng dạng, rồi nâng cao hơn là những bài cần phối hợp 2 hay nhiều phép dời hình. Mọi lý thuyết sẽ sáng tỏ khi ta làm thành thạo các bài tập (thông thường cần làm n bài cho một dạng, với n →∞). Hình học là tư duy trực quan, vì vậy không một lý thuyết nào giúp ta thấu hiểu bản chất của nó bằng các bài tập và  những hình vẽ. Đó cũng là cách mình truyền tải lý thuyết của phần này: bài tập và hình vẽ.  Bây giờ không dông dài nữa, chúng ta bắt đầu “cuộc đời của một nghệ sỹ”…. 😀

Tiếp tục đọc

So sánh tính bazơ của các amin

Trong chương trình hóa hữu cơ 12 có đề cập đến hai hợp chất hữu cơ chứa Nitơ là amin và amino acid. Trong bài này mình sẽ nói về amin. Tại sao nó có tính bazơ và vấn đề sắp xếp một nhóm các amin theo chiều tăng dần (hay giảm dần) của tính bazơ.

Tiếp tục đọc

Sự điện ly của các chất

Điện ly là một phần kiến thức rất hay trong chương trình hóa học lớp 11. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích nhiều hiện tượng của hóa học vô cơ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này. Vì vậy, trong bài này, ngoài việc nói về cơ chế của sự phân ly của thành các ion của các phần tử khi tan trong dung môi phân cực hoặc bị nóng chảy, mình cũng đưa ra những vấn đề đang được tranh luận để các bạn có thể tham khảo. Trước tiên là cơ chế của sự điện ly…

Tiếp tục đọc

Phương pháp giải một bài hóa vô cơ

Rocky vừa nhận được một phản hồi yêu cầu giới thiệu phương pháp trung bình để giải toán hóa học. Nhân tiện đây Rocky post luôn một bài về tất tần tật các phương pháp thông dụng mà Rocky biết để giải các bài toán tổng quát trong hóa học. Phần này sẽ là phần phương pháp trong hóa vô cơ. Tiếp tục đọc

Amoniac và câu chuyện tình Sapa…

Theo chương trình SGK, cả cũ lẫn mới, thì lớp 11 học sinh đều được học về nhóm Nitơ – Phốtpho. Trong đó sẽ có một bài về khí Amoniac (NH3) – một khí có “mùi thơm” rất đặc trưng. Vì vậy bài này mình sẽ đề cập đến Amoniac với chủ đề chính là tại sao Amoniac lại có tính bazơ. Tiếp tục đọc

Phương pháp giải toán DĐĐH bằng đường tròn

Vừa rồi mình có qua diễn đàn hocmai.vn, một bạn có nickname là bambilady đã hỏi mình về cách tính toán các vấn đề liên quan đến dao động điều hòa sử dụng phương pháp đường tròn. Mình đã trả lời trên diễn đàn rồi nhưng muốn post lại ở đây để các bạn có thể tiện theo dõi và đọc lại khi cần. Mình đi thẳng vào vấn đề nhé. Tiếp tục đọc

Bầy thỏ và kế hoạch vàng

Bài này mình sẽ viết về hai đối tượng rất quen thuộc mà bất cứ ai đã đọc Mật Mã Da Vinci (The Da Vinci Code) đều biết, đó là dãy Fibonacci và Tỷ lệ Vàng. Dãy Fibonacci là một dãy vô hạn các số tự nhiên mang tên nhà toán học ở đất nước hình chiếc ủng (Italya). Ông có rất nhiều tên như Leonardo de Pisa, Leonardo Pisano, Leonardo Bonacci, Leonardo Fibonacci, phổ biến nhất vẫn là Fibonacci. Dãy số thường được cho dưới dạng truy hồi tuyến tính, bằng cách cho trước hai phần tử đầu tiên của dãy là F1 và F2 . Các phần tử sau đó được tính bằng cách lấy tổng của hai phần tử kề trước nó. Fn = Fn-1 + Fn-2 Tiếp tục đọc

Giới thiệu về giải thuật – Algorithm

Đây là bài đầu tiên mình viết về chủ đề khoa hc máy tính, nằm trong phân mục con cơ s toán cho lp trình. Bài này sẽ là bài mở đầu cho loạt bài bàn luận về nền tảng toán học và tư duy toán học trong lập trình với “độ sâu” ở mức vừa phải vì lý do kiến thức còn hạn hẹp. Nghĩa là hiểu và vận dụng được toán học vào trong việc thiết kế, phân tích, đánh giá một dự án tin học. Toán và tin có mối liên hệ rất chặt chẽ, tạo lập được một nền tảng toán học tốt sẽ thuận lợi rất nhiều cho những programers và developers như chúng ta. Mình rất muốn các bạn chia sẻ và tranh luận nhiệt tình để chúng ta có thể khắc phục được những thiếu sót và học hỏi thêm lẫn nhau. Bài đầu tiên này mình muốn viết về giải thuật hay thuật toán (Algorithm). Tiếp tục đọc

Liên kết Hydro

Nói về liên kết trong hóa học ta có thể gặp rất nhiều loại. Có thể liệt kê ra một số liên kết thường gặp sau.Tuy nhiên mình sẽ khong nói kỹ ở đây, vì mục đích là trình bày liên kết hydro. Tiếp tục đọc